Apple Watch.

Tiếp thêm sức mạnh
để bệnh nhân của bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.

Apple Watch có những ứng dụng mạnh mẽ để trở thành thiết bị tối ưu cho cuộc sống khỏe mạnh. Ngoài ra, Apple Watch có thể hỗ trợ bạn và bệnh nhân của bạn trên nhiều phương diện sức khỏe, bao gồm sức khỏe tim mạch, vận động, hoạt động, thuốc men và nhiều điều khác.

Thông báo nhịp tim.

Apple Watch kiểm tra nhịp tim cao hoặc thấp bất thường một cách thầm lặng. Các yếu tố bất thường có thể là dấu hiệu của một bệnh mãn tính nghiêm trọng. Điều này có thể giúp bạn và bệnh nhân của mình nhận biết các tình huống có thể cần xem xét thêm.

Nếu nhịp tim của bệnh nhân trên 120 bpm hoặc dưới 40 bpm mà bệnh nhân không có vận động mạnh trong 10 phút, người dùng sẽ nhận được thông báo. Bệnh nhân có thể điều chỉnh ngưỡng bpm hoặc bật hay tắt các thông báo này. Tất cả các thông báo nhịp tim, cùng với ngày, giờ và nhịp tim đều được hiển thị trong ứng dụng Sức Khỏe trên iPhone.

Thông báo nhịp không đều.

Thông báo nhịp không đều thỉnh thoảng sẽ kiểm tra các dấu hiệu của nhịp không đều có liên quan đến rung tâm nhĩ (AFib). Tính năng này sẽ không phát hiện được tất cả các trường hợp AFib nhưng có thể phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sớm mà chắc chắn bạn phải lưu ý.

Thông báo nhịp không đều sử dụng cảm biến nhịp tim quang học để phát hiện sóng mạch ở cổ tay và tìm kiếm biến động trong các khoảng thời gian giữa hai nhịp đập liên tiếp khi người dùng nghỉ ngơi. Nếu thuật toán liên tục phát hiện nhịp tim không đều có liên quan đến AFib, bệnh nhân sẽ nhận được thông báo cùng ngày, giờ và tần số nhịp theo nhịp sẽ được ghi lại trong ứng dụng Sức Khỏe.

Ứng dụng ECG.

Với ứng dụng ECG, những bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như nhịp tim nhanh hay lỡ nhịp tim, hoặc nhận được thông báo về nhịp tim không đều, có thể chụp lại kết quả đo ECG và ghi lại các triệu chứng của họ. Dữ liệu thực tế này cho phép bạn đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời về các bước chẩn đoán và điều trị tiếp theo.

Ứng dụng ECG sử dụng cảm biến điện tim được tích hợp trong Digital Crown và mặt kính sau để đo ECG một đạo trình tương tự như ECG Đạo Trình I. Sau đó, ứng dụng ECG cung cấp kết quả về nhịp xoang, rung tâm nhĩ, rung tâm nhĩ với nhịp tim cao, kết quả không xác định hoặc đo không đạt. Ứng dụng có thể yêu cầu người dùng nhập các triệu chứng khác như nhịp tim nhanh hoặc tim đập mạnh, chóng mặt hoặc mệt mỏi. Ứng dụng có thể cho ra kết quả chẩn đoán không xác định nếu người dùng mắc các hội chứng rối loạn nhịp tim khác không phải AFib, người dùng hiện đang sử dụng ICD hay máy tạo nhịp, hoặc tín hiệu điện tim kém do lệch trục phải. Dạng sóng, kết quả, ngày giờ đo hay các triệu chứng đều được ghi lại và có thể được trích xuất từ ứng dụng Sức Khỏe dưới dạng PDF để chia sẻ với bác sĩ lâm sàng. Nếu bệnh nhân ghi nhận các triệu chứng nghiêm trọng hơn, họ sẽ được hỗ trợ gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức.

Trong một nghiên cứu lâm sàng sử dụng ECG 12 đạo trình làm phương tiện tham chiếu, ứng dụng ECG đã chứng minh độ đặc hiệu 99,3% về khả năng phân loại nhịp xoang cùng độ nhạy 98,5% về khả năng phân loại AFib đối với các kết quả có thể phân loại.

Tìm hiểu thêm về ứng dụng ECG

Lịch Sử AFib.

Là tính năng tiên phong hỗ trợ bệnh nhân có kết quả chẩn đoán bị rung tâm nhĩ (AFib), Lịch Sử AFib cung cấp cho bệnh nhân thông tin chuyên sâu về lĩnh vực lối sống và giúp họ theo dõi tần suất biểu hiện rung tâm nhĩ trong thời gian dài hạn. Khi đeo Apple Watch, bệnh nhân sẽ nhận được các thông báo có kèm theo thông số thời lượng rung tâm nhĩ ước tính của họ trong mỗi tuần. Bệnh nhân cũng có thể xem lịch sử chi tiết trong ứng dụng Sức Khỏe.

Bệnh nhân còn có thể theo dõi các yếu tố thuộc về lối sống có thể tác động đến tình trạng bệnh lý của họ, bao gồm các yếu tố cân nặng, thể dục, giấc ngủ, và số phút thực hành chú tâm. Trên biểu đồ, các yếu tố này được trình bày bên cạnh chỉ số tần suất AFib, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa lĩnh vực lối sống và tình trạng rung tâm nhĩ.

Tính năng Lịch Sử AFib đã được FDA phê duyệt và dành cho người dùng từ 22 tuổi trở lên có kết quả chẩn đoán bị rung tâm nhĩ. Khi tính năng Lịch Sử AFib được bật, các thông báo nhịp không đều sẽ tự động tắt.

Kiểm tra mức độ chính xác
của tính năng phát hiện và theo dõi AFib.

Mỗi tính năng trên Apple Watch đều được kiểm chứng khoa học nghiêm ngặt, để bệnh nhân của bạn nhận được thông tin chuyên sâu chính xác và đáng tin cậy. Vào năm 2017 và 2018, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y khoa thuộc Đại học Stanford đã cộng tác với Apple trong Nghiên Cứu Tim Mạch của Apple cùng hơn 400.000 người dùng Apple Watch nhằm mục đích kiểm chứng khả năng hỗ trợ phát hiện sớm chứng rung tâm nhĩ của các thiết bị đeo tay, đồng thời hỗ trợ quá trình ra mắt tính năng thông báo nhịp không đều. Kể từ đó, Apple đã triển khai một số thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm đầy triển vọng nhằm hỗ trợ các sản phẩm khác, bao gồm ứng dụng ECG, các cải tiến đối với tính năng thông báo nhịp không đều, và gần đây nhất là tính năng Lịch Sử AFib.

Xem kết quả Nghiên Cứu Tim Mạch của Apple

Tìm hiểu thêm về kiểm chứng khả năng phát hiện rối loạn nhịp tim (PDF)

So sánh các phiên bản Apple Watch.

  • Nhịp Tim và Thông Báo Nhịp Không Đều
  • Lịch Sử AFib
  • Ứng dụng ECG
  • Thông Báo Thể Chất Tim Mạch Thấp
  • Mức Ôxi Trong Máu
  • Phát Hiện Ngã
  • Các Cảm Biến
  • Cảm biến nhịp tim quang học
  • Cảm biến nhịp tim quang học
  • Cảm biến nhịp tim bằng điện
  • Cảm biến nhịp tim quang học và GPS
  • Cảm biến nhịp tim quang học
  • Gia tốc kế và con quay hồi chuyển
  • Apple Watch Series 3
  • Nhịp Tim và Thông Báo Nhịp Không Đều Cảm biến nhịp tim quang học
  • Lịch Sử AFib Cảm biến nhịp tim quang học
  • Ứng dụng ECG Cảm biến nhịp tim bằng điện
  • Thông Báo Thể Chất Tim Mạch Thấp Cảm biến nhịp tim quang học và GPS
  • Mức Ôxi Trong Máu Cảm biến nhịp tim quang học
  • Phát Hiện Ngã Gia tốc kế và con quay hồi chuyển
  • Apple Watch SE
  • Nhịp Tim và Thông Báo Nhịp Không Đều Cảm biến nhịp tim quang học
  • Lịch Sử AFib Cảm biến nhịp tim quang học
  • Ứng dụng ECG Cảm biến nhịp tim bằng điện
  • Thông Báo Thể Chất Tim Mạch Thấp Cảm biến nhịp tim quang học và GPS
  • Mức Ôxi Trong Máu Cảm biến nhịp tim quang học
  • Phát Hiện Ngã Gia tốc kế và con quay hồi chuyển
  • Apple Watch Series 4 và 5
  • Nhịp Tim và Thông Báo Nhịp Không Đều Cảm biến nhịp tim quang học
  • Lịch Sử AFib Cảm biến nhịp tim quang học
  • Ứng dụng ECG Cảm biến nhịp tim bằng điện
  • Thông Báo Thể Chất Tim Mạch Thấp Cảm biến nhịp tim quang học và GPS
  • Mức Ôxi Trong Máu Cảm biến nhịp tim quang học
  • Phát Hiện Ngã Gia tốc kế và con quay hồi chuyển
  • Apple Watch Series 6 trở lên
  • Nhịp Tim và Thông Báo Nhịp Không Đều Cảm biến nhịp tim quang học
  • Lịch Sử AFib Cảm biến nhịp tim quang học
  • Ứng dụng ECG Cảm biến nhịp tim bằng điện
  • Thông Báo Thể Chất Tim Mạch Thấp Cảm biến nhịp tim quang học và GPS
  • Mức Ôxi Trong Máu Cảm biến nhịp tim quang học
  • Phát Hiện Ngã Gia tốc kế và con quay hồi chuyển
  • Apple Watch Ultra
  • Nhịp Tim và Thông Báo Nhịp Không Đều Cảm biến nhịp tim quang học
  • Lịch Sử AFib Cảm biến nhịp tim quang học
  • Ứng dụng ECG Cảm biến nhịp tim bằng điện
  • Thông Báo Thể Chất Tim Mạch Thấp Cảm biến nhịp tim quang học và GPS
  • Mức Ôxi Trong Máu Cảm biến nhịp tim quang học
  • Phát Hiện Ngã Gia tốc kế và con quay hồi chuyển

Khả Năng Vận Động và Thể Chất Tim Mạch.

Khả năng vận động và thể chất tim mạch có thể là những chỉ số quan trọng thể hiện sức khỏe thể chất tổng quát và là yếu tố dự báo tình trạng sức khỏe lâu dài. Apple Watch và iPhone có thể cung cấp các chỉ số vận động để giúp bạn và bệnh nhân hiểu rõ hơn tác động của các chỉ số này đối với khả năng vận động hiện tại và cung cấp các công cụ để theo dõi các chỉ số này theo thời gian. Các chỉ số về khả năng vận động bao gồm Thể Chất Tim Mạch (VO2 tối đa), Quãng Đường Đi Bộ 6 Phút và các chỉ số khác được sử dụng để đo chất lượng đi bộ (Tốc Độ Đi Bộ, Độ Dài Bước Chân, Thời Gian Hai Chân Chạm Đất và Đi Bộ Không Đối Xứng). Những chỉ số này có thể được sử dụng để nghiên cứu và phát triển ứng dụng với sự cho phép của người dùng.

Tìm hiểu thêm về cách các chỉ số này được phát triển và xác thực:

Sử dụng Apple Watch để ước tính Thể Chất Tim Mạch với VO2 tối đa (PDF)

Sử dụng Apple Watch để ước tính Quãng Đường Đi Bộ 6 Phút (PDF)

Đo Chất Lượng Đi Bộ Qua Các Chỉ Số Vận Động Của iPhone (PDF)

Phát hiện ngã.

Khi Apple Watch Series 4 trở lên phát hiện người dùng vừa bị ngã mạnh, màn hình sẽ hiển thị cảnh báo và giúp người dùng dễ dàng gọi các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp hoặc vô hiệu hóa cảnh báo. Nếu người dùng không phản hồi trong khoảng một phút thì thiết bị sẽ tự động thực hiện cuộc gọi khẩn cấp và gửi tin nhắn đến những người trong danh sách liên hệ khẩn cấp của người dùng. Tất cả những lần người dùng bị ngã đều được phát hiện và ghi lại trong ứng dụng Sức Khỏe. Tính năng này tự động được bật cho người dùng từ 55 tuổi trở lên và có thể được bật cho bất kỳ ai trong ứng dụng Apple Watch trên iPhone.

ID Y Tế.

ID Y Tế cho phép người ứng cứu đầu tiên và bác sĩ cấp cứu truy cập thông tin y tế quan trọng từ màn hình khóa iPhone của bệnh nhân hoặc Apple Watch mà không yêu cầu mật mã và không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể liệt kê các thông tin quan trọng như dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng, tình trạng bệnh, người hiến tạng ưu tiên và các liên hệ khẩn cấp bằng cách thiết lập ID Y Tế trong ứng dụng Sức Khỏe trên iPhone.

Thuốc.

Trải nghiệm ứng dụng Thuốc trên iPhone, iPad và Apple Watch giúp bệnh nhân của bạn theo dõi và quản lý các loại thuốc họ dùng. Bệnh nhân của bạn có thể nhận lời nhắc ghi lại dữ liệu các loại thuốc đã lên lịch, theo dõi mức độ tuân thủ sử dụng thuốc theo thời gian, và xem lại danh sách thuốc họ đang dùng.

Theo Dõi Chu Kỳ.

Ứng dụng Theo Dõi Chu Kỳ trên iPhone, iPad và Apple Watch giúp bệnh nhân theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, ghi lại triệu chứng, cũng như nhận thông báo về các kỳ kinh nguyệt và thời gian thụ thai sắp tới. Bệnh nhân cũng có thể nhận thông báo khi chu kỳ họ đã ghi lại cho thấy nguy cơ có sự sai lệch chu kỳ, chẳng hạn như chu kỳ không đều hoặc thưa, có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý nền.

Thiết kế chú trọng
tới bảo mật và quyền riêng tư.

Khi iPhone hoặc iPad của người dùng bị khóa bằng mật mã, Touch ID hoặc Face ID, dữ liệu sức khỏe của họ trong ứng dụng Sức Khỏe sẽ được mã hóa trên thiết bị đó. Nếu người dùng chọn đồng bộ hóa dữ liệu sức khỏe của họ với iCloud, dữ liệu đó sẽ được mã hóa khi đang chuyển và trong khi nghỉ.

Tương lai của chăm sóc sức khỏe nằm trong tay bạn.

Tìm hiểu thêm về Apple trong Chăm Sóc Sức Khỏe

Và tương lai của sức khỏe nằm trên cổ tay bạn.

Tìm hiểu thêm về Apple Watch